Bài phát biểu của Dân biểu Luke Simpkins tại Hạ viện Liên bang Úc châu về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và hai nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên và Trần Khải Thanh Thủy

Thứ Tư ngày 3 tháng Hai năm 2010


Dân biểu Liên bang Úc Luke Simpkins, khu vực bầu cử Cowan (Tây Úc):

Ngày 29 tháng Giêng năm 2010, cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà báo tự do đã bị kết án 3 năm tù trong một phiên tòa ở Hải Phòng với cáo trạng “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Tôi xin nhân dịp này được bày tỏ sự thất vọng sâu sắc trước tình trạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang áp đặt lên đất nước Việt Nam hiện nay.

Sự gia tăng đàn áp đối với vấn đề tự do ngôn luận, tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam đang trở nên ngày càng đáng quan ngại trong cộng đồng người Việt tại nước Úc này.

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mô tả những vị này là “phản động”. Đối với tôi, họ chính là những nhà yêu nước. Mọi hành động mà họ đã thực hiện đều nhằm bày tỏ tình yêu nước và mong muốn bảo vệ các quyền lợi của quốc gia – cụ thể là họ đã phản đối công hàm và những chính sách của nhà nước Việt Nam nhượng bộ chủ quyền các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như dự án hợp tác với Trung Quốc khai thác quặng Bô-xít gây tai hại tới môi trường tại Miền Trung Việt Nam. Hành động của những nhà đối kháng với mục đích chất vấn và phản biện về các chính sách cũng như dự án nói trên liệu xem sẽ đem lại lợi ích gì cho đất nước, và những ai đã được hưởng lợi riêng tư, đã bị gán ghép là “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Rõ ràng Việt Nam còn phải đi một chặng đường rất dài và sẽ phải làm rất nhiều để có được tự do, và cũng thật là một điều bình thường trong những xã hội Cộng sản/Xã hội Chủ nghĩa như vậy – chỉ có một thiểu số nhỏ được lợi còn những người dân lao động thật sự chẳng bao giờ được hưởng những thành quả mà mình xứng đáng.

Trước đây tôi đã từng nói và giờ đây tôi xin nhắc lại lần nữa: Những công dân gốc Việt tại nước Úc chúng ta là những người thành đạt và họ đã được hưởng một cách xứng đáng những thành quả lao động của mình. Gia đình và bè bạn họ còn ở Việt Nam cũng là những người cần cù chăm chỉ, nhưng vẫn phải đối mặt với cuộc sống khó khăn dưới sự cai trị của một nhà cầm quyền đồng thời cũng chính là Đảng Cộng Sản. Trong khi người dân còn nhiều khốn khó thì giới đảng viên thu những khoản lợi lớn thông qua các mối làm ăn đặc quyền. Tình trạng người dân không được hưởng những thành quả lao động của mình trong các chế độ Cộng sản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa vẫn tiếp diễn tại Việt Nam như nó đã xảy ra từ năm 1917 (tại Nga), vì đó là hệ quả tất yếu của những hệ thống nhà nước xấu xa.

Vào ngày thứ Sáu, 5 tháng Hai này, phiên tòa xử Trần Khải Thanh Thủy sẽ diễn ra. Bà là một nhà văn, thành viên của Khối 8406, và hơn hết, là một nhà hoạt động nhân quyền, và bị cáo buộc tội “cố ý gây thương tích”. Toàn bộ vụ việc được dựng lên dựa trên một số tấm ảnh đã bị chỉnh sửa. Phía công tố nhà nước cáo buộc rằng hôm 8 tháng Mười, bà và chồng bà đã hành hung một người hàng xóm. Tôi được thông tin rằng khi họ tự vệ chống lại một số kẻ mặc thường phục do Công an thuê thì Trần Khải Thanh Thủy đã bị một tên dùng gạch đập vào đầu. Cáo trạng được dựng lên chống lại hai vợ chồng chỉ căn cứ vào các bức ảnh cũ từ năm 2005. Các bức ảnh này đã bị sửa và ghép ngày 9 tháng Mười vào. Thật đáng hổ thẹn đối với cách đối xử mà nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện đối với những nhà đối kháng – mà tôi gọi là những nhà ái quốc.

Nhà cầm quyền và giới chức ở Việt Nam thật giỏi trong việc đàn áp tự do ngôn luận. Họ rất giỏi trong việc cấm cản tự do dân chủ và cũng rất giỏi trong việc áp chế tự do tôn giáo. Tất cả những tệ trạng đó đã kìm giữ đất nước Việt Nam không thể tiến lên được. Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng và những tình trạng tệ hại đó phải được thay đổi.

=====================================================================================================

Các chính trị gia Úc lên tiếng phản đối CSVN gia tăng đàn áp nhân quyền
Lê Minh

Trong một phiên họp của Quốc hội Liên bang Úc Châu vào ngày Thứ Hai 17/08/2009 vừa qua, trong phần tường trình của từng thành viên Quốc hội, một số Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang đã trình bày tình hình vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn tại Việt Nam và lên án chính phủ CHXHCNVN tiếp tục chà đạp các quyền tự do căn bản của con người.


Dân biểu Luke Simpkins

“Khai hỏa” đầu tiên lúc 7.46g tối là phần trình bày của Dân biểu Luke Simpkins thuộc đơn vị Cowan. Đứng trước Quốc hội Úc, ông đã tóm lược tiểu sử của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cũng như việc nhà nước CSVN vẫn đang áp dụng tình trạng quản chế (house-arrest) đối với Ngài hiện nay. Ông cũng đã nhấn mạnh tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là chính sách đối xử của nhà nước CSVN đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ông còn cho biết, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã từng được đề cử lãnh giải Nobel Hòa bình vào năm 2000.[Mr SIMPKINS (Cowan) (7.46 pm)—Biên bản họp Hạ Viện ngày 17/8/09, trang 104http://www.aph.gov.au/hansard/reps/dailys/dr170809.pdf]

Thay lời kết, Dân biểu Luke Simpkins nói “thật là một vinh dự được lên tiếng thay cho những phật tử người Việt Nam” trong đơn vị của mình.

Được biết Cowan là một đơn vị bầu cử liên bang bao gồm một khu vực rộng 195 cây số vuông, tọa lạc gần trung tâm thành phố Perth (thủ phủ của tiểu bang Tây Úc), nơi nhiều người Việt tỵ nạn sinh sống. Dân biểu Luke Simpkin là thành viên của Đảng Tự Do, đắc cử chiếc ghế dân biểu liên bang cho đơn vị Cowan từ năm 2007. Ông được người Việt tỵ nạn tại đơn vị mình mến mộ vì ngoài các vấn đề cần lưu tâm trong địa phương, ông còn quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam, và tất nhiên đó cũng là sự quan tâm của cử tri người Úc gốc Việt.

Ngay sau phần trình bày của Dân biểu Luke Simpkins, Dân biểu Bernie Ripoll của đơn vị Oxley đã trình bày về tình hình tự do tôn giáo và dân chủ tại Việt Nam. Cũng như vị dân biểu trước mình, ông đã hết lời ca ngợi Hoà thượng Thích Quảng Độ và cho rằng Ngài là một biểu tượng của niềm tin và lòng can đảm. [Mr RIPOLL (Oxley) (7.51 pm)— Biên bản họp Hạ Viện ngày 17/8/09, trang 105 tiếp theo ngay sau phát biểu của Db. Luke Simpkins http://www.aph.gov.au/hansard/reps/dailys/dr170809.pdf]

Oxley là một đơn vị bầu cử liên bang, bao gồm một khu vực rộng 302 cây số vuông, tọa lạc giữa ranh của thị trấn Ipswich và thành phố Brisbane. Tại nơi này có đông người Việt tỵ nạn cư ngụ và cũng hình thành khu phố Việt tại trung tâm thị tứ Inala.

Dân biểu Christopher Pyne

Trong bài phát biểu của mình, Dân biểu Bernie Ripoll cũng đã ngợi khen cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam vì “họ là những người chịu khó, chăm chỉ, mưu cầu tiến thân, biết chăm lo cho con cái, đặt nặng vào sự giáo dục gia đình và học đường”, cũng như rất quan tâm đến tình hình tại quê nhà. Ông còn cho biết, ngoài Phật giáo là tôn giáo chính tại Việt Nam, còn có các tôn giáo lớn khác như Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, Tin Lành.

Tiếp theo lời trình bày của hai vị đồng viện trên, Dân biểu Michael Keenan thuộc đơn vị Stirling (Tây Úc) cũng lên tiếng phát biểu về tình trạng đàn áp tôn giáo của nhà nước CSVN, nhất là Phật giáo. Ông nói rằng trong đơn vị bầu cử của ông có hai cộng đồng Phật giáo và Công giáo khá đông đảo của người Úc gốc Việt, và họ rất quan tâm về những gì đang xảy ra ở quê hương họ, đặc biệt là về quyền tự do tôn giáo và sự bách hại những nhà tu hành chỉ muốn yên ổn hành đạo, ông nêu ra Hòa thượng Thích Quảng Ðộ là một trường hợp điển hình. Ông cũng ca ngợi Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã hy sinh cả cuộc đời tranh đấu cho dân tộc, tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam. [Mr KEENAN (Stirling) (7.56 pm)—Biên bản họp Hạ Viện ngày 17/8/09, trang 106 tiếp theo ngay sau phát biểu của Db. Bernie Ripoll  http://www.aph.gov.au/hansard/reps/dailys/dr170809.pdf]

Trong một phiên họp của Quốc hội Liên bang Úc Châu vào ngày Thứ Hai 17/08/2009 vừa qua, trong phần tường trình của từng thành viên Quốc hội, một số Thượng nghị sĩ, Dân biểu liên bang đã trình bày tình hình vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn tại Việt Nam và lên án chính phủ CHXHCNVN tiếp tục chà đạp các quyền tự do căn bản của con người.


Dân biểu Michael Keenan (đứng) đang lên tiếng trước diễn đàn QH Úc

Được biết trước đó có ba chính trị gia Úc đã viết thư cho nhà nước CSVN yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho các nhà đấu tranh dân chủ.

Đầu tiên là lá thư của Thượng nghị sĩ Doug Cameron, thuộc đơn vị New South Wales tại Thượng viện Liên bang. Trong lá thư đề ngày 24/07/2009 gởi đến Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, ông đã đặt vấn đề về việc bắt giữ hằng loạt các nhà dân chủ mới đây như anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim và Luật sư Lê Công Định.

TNS. Doug Cameron đã nhắc lại rằng, chiếu theo hiến pháp Việt Nam, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một thành viên, thì nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến, niềm tin và quan điểm, cũng như quyền lập hội của người dân. Do đó, các hành vi bắt bớ gần đây đã đi ngược lại những cam kết này.

Tiếp đó, trong lá thư đề ngày 5/08/2009 gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Dân biểu liên bang Christopher Pyne của đơn vị Sturt cũng đã bày tỏ mối quan ngại đối với các vụ bố ráp gần đây, cũng như phản đối bản án bất công 8 năm dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Mặc dầu thừa nhận có sự khác biệt trong nền pháp lý giữa các quốc gia, nhưng Dân biểu Christopher Pyne đã trích dẫn Điều 69 của hiến pháp CHXHCNVN, mà theo đó quyền tự do ngôn luận của người dân phải được bảo đảm. Ngoài ra ông còn trích dẫn một số điều khoản của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, quy định phải bảo đảm quyền phát biểu và bày tỏ ý kiến, và nghiêm cấm việc bắt bớ tuỳ tiện.

Thượng nghị sĩ  Doug Cameron Dân biểu Bernie Ripoll


Dân biểu Luke Donnellan (bên phải)

Trong khi đó, qua lá thư đề ngày 6/08/2009 gởi chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Dân biểu tiểu bang Luke Donnellan thuộc đơn vị Narre Warren North của tiểu bang Victoria, cũng đã bày tỏ mối quan ngại đối với các cuộc bắt bớ gần đây. Ông lên án nhà nước CSVN trù dập các tiếng nói của người dân mặc dầu Việt Nam đã cam kết thực thi các điều khoản của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Ông bày tỏ thất vọng vì bản án 8 năm tù dành cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng như phản đối việc công an liên tục trù dập cuộc sống của nhà tranh đấu Đỗ Nam Hải.

Ông cũng nhắc nhở người đứng đầu nhà nước CHXHCNVN rằng “Việt Nam phải tuân thủ các điều luật quốc tế, cũng như của Việt Nam là phải trả tự do cho những tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ một cách bất hợp pháp và bất công. Ngoài ra, những ai bị bắt vì các tội bất đồng chính kiến với nhà nước thì họ phải được xử công bằng trước tòa án, cũng như được quyền tiếp cận với đại diện pháp lý của mình”.

Được biết Dân biểu Luke Donnellan là một trong số vài vị dân cử Úc đã đến Việt Nam thăm các nhà đấu tranh dân chủ. Gần 2 năm về trước ông đã có dịp gặp gỡ Lm. Nguyễn Văn Lý, Lm. Phan Văn Lợi và ông Đỗ Nam Hải.

=====================================================================================================

Australian MP Luke Simpkins Addresses Religious Freedom in Vietnam

HOUSE OF REPRESENTATIVES

PROOF

Main Committee

PRIVATE MEMBERS’ BUSINESS

Religious Freedom and Democracy in Vietnam

SPEECH

Monday, 17 August 2009
BY AUTHORITY OF THE HOUSE OF REPRESENTATIVES

Mr SIMPKINS (Cowan) This is not the first time I have spoken on matters of human rights in Vietnam and it will not be the last. I put forward this motion to again highlight the lack of freedoms in Vietnam.

I have spoken before in the parliament about the repression of democracy, free speech, the internet and freedom of religion. In this motion I will speak of the Most Venerable Thich Quang Do, Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam, and his sacrifices and struggles for freedom of religion, for freedom of speech and for the sort of liberty that one day will allow Vietnam and the Vietnamese people to reach a great potential.

In January 2008 a European magazine chose the Most Venerable Thich Quang Do as one of the 15 champions of world democracy. This courageous and resilient man was born as Dang Phuc Tue on 27 November 1928 in Thai Binh province. He is the head of the Unified Buddhist Church of Vietnam. He is also one of the best known and consequently most prominent dissidents in Vietnam. That prominence has not come cheaply, as freedom does not come cheaply when one opposes authoritarian regimes. Now 81, the Most Venerable Thich Quang Do has been a monk since the age of 14. Originally from the north, at the age of 17 he saw his master summarily executed by a revolutionary people’s tribunal. He was therefore able to see the standards of justice and control that the future Communist government of Vietnam would one day offer the whole of the country.

It should be remembered that Thich Quang Do’s master was not a combatant but a holy man. It has been widely said that by witnessing and being disturbed by that experience, Thich Quang Do’s resolve was strengthened and he was determined to pursue Buddhist teachings of nonviolence, tolerance and compassion. It is important to realise that before 1975 and the fall of the Republic of Vietnam the Unified Buddhist Church of Vietnam was the largest Buddhist organisation in South Vietnam. It had brought together Buddhists of the two major traditions, Theravada and Mahayana, and it was very active in peace and human rights, with links to international peace organisations. It was because of his profile in those cases that the Communist government of Vietnam saw the Unified Buddhist Church and its leadership as a threat to their absolute control. From 1975 the government lanned and implemented persecution of the church and its members, including the seizure of property. This culminated in a forced unification into the government’s Vietnam Buddhist Church.

The Patriarch of the Unified Buddhist Church at the time, the Most Venerable Thich Huyen Quang, and his deputy, Thich Quang Do, spoke out against the government and its sponsored church. This resulted in their being arrested, internally exiled and even tortured. In 1977 Thich Quang Do was detained for 20 months, all in solitary confinement, for raising the issue of human rights. It was in 1982 that Thich Quang Do was sent to internal exile for 10 years. This punishment was imposed in reality because of the protests about the Communist government’s ban on the independent Unified Buddhist Church of Vietnam. It was in 1992 that he returned to Saigon, and in 1994 he wrote a confronting 44-page document that detailed the persecution and excesses by the Communist Party of Vietnam against the Unified Buddhist Church. He was arrested in 1994 for writing that document and then jailed for three years for his involvement in organising food relief for flood victims and distributing letters by the then Patriarch, Thich Huyen Quang. He was again released in 1998, whereupon he repeatedly raised human rights abuses in Vietnam. This resulted in him being regularly arrested and interrogated.

He was strongly nominated for the 2000 Nobel Peace Prize. Since June 2001, he has been under house arrest. In July 2008, on the death of the previous patriarch, the Most Venerable Thich Quang Do assumed leadership of the free church. Much of his life has been spent in detention. Twenty-seven years of his life have involved jail or house arrest, all in the course of peaceful advocacy of human rights, democracy and of course religious freedom. Beyond his importance to the Buddhists inside and outside Vietnam, the Most Venerable Thich Quang Do is an inspiration of courage, integrity and honour. He should be released immediately. Freedom of religion and freedom of speech and democracy should not be dreams but realities. We honour and applaud Thich Quang Do as a great human rights leader of our time.

To conclude, this evening I wear the lapel badges of the republic of Vietnam and of Viet Tan, the Vietnam Reform Party. It is a great honour to speak on behalf of Vietnamese Buddhists in my electorate.

Luke Simpkins’ Speech

Submit a Comment