Vị Trí Bánh Tét trong Văn Hóa Miền Trung và Nam Việt Nam

Nguyễn Kỳ Hưng

Dẫn nhập

Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh hầu như không thể thiếu của người Việt Nam trong dịp Tết. Theo sách ‘Lĩnh Nam Chích Quái’, một tác phẩm dân gian vào thế kỷ 15, bánh chưng có từ thời các vua Hùng và đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam từ thuở ấy đến nay. Bánh tét là một cải biến từ bánh chưng. Tuy nhiên, bánh tét có vị bùi hơn vị của bánh chưng, khi người miền Trung và Nam cho thêm nước dừa vào nếp và nhân bánh. Trong khi bánh chưng có dạng hình vuông, biểu tượng của đất, thì bánh tét lại có dạng hình ống dài, còn gọi là đòn.

Về ý nghĩa của tên gọi, tuy bánh tét có cùng một cách nấu với bánh chưng (theo định nghĩa của Việt Nam Tự Điển 1954, ‘chưng’ là đun nhỏ lửa, nấu cho thật chín), nhưng người ta lại gọi nó là ‘tét’. Hiện chưa có một sự giải thích nào thỏa đáng về ý nghĩa của ‘tét’ trong bánh tét. Có người giải thích ‘tét’ là sự biến thể của ‘Tết’, vì nó là loại bánh để ăn trong ba ngày Tết. Thậm chí có người giải thích ‘tét’ là chữ biến thể của ‘tóac’, vì khi ăn, người ta phải gỡ toác lá gói bên ngoài ra. Tuy không biết ý nghĩa nguyên thủy của bánh tét như thế nào, sự việc càng nhiều người cố công giải đoán ý nghĩa của ‘tét’ càng cho thấy nguồn gốc bí ẩn của loại bánh này.

Ý nghĩa bánh tét

Trước khi thảo luận về ý nghĩa bánh tét, thiết tưởng chúng ta nên lược thuật qua ý nghĩa bánh chưng, vì một khi am hiểu sự tư duy của người xưa trong việc làm bánh chưng, chúng ta có thể tìm ra các giả thuyết cho sự hình thành của bánh tét. Sách ‘Lĩnh Nam Chích Quái’ kể rằng sau khi đánh đuổi được giặc Ân, nhân lúc nước nhà thái bình thịnh trị, Vua Hùng Vương thứ VI quyết định truyền ngôi cho con. Vua gọi các con lại mà nói rằng nếu ai mà làm vừa lòng ngài, cuối năm mang nạp món ngon vật lạ để ngài tiến cúng tổ tiên cho tròn đạo hiếu, thì sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu (có sách gọi là Tiết Liêu), người con thứ 18 của vua, nằm mộng thấy thần chỉ dẫn cách thức làm bánh chưng và bánh dày. Sáng dậy, Lang Liêu theo đó làm được hai cái bánh để nạp cho cuộc thi. Vua Hùng Vương rất đỗi kinh ngạc khi thấy hai chiếc bánh kỳ lạ và hỏi, Lang Liêu thuật lại giấc mộng và trình bày ý nghĩa của bánh chưng và bánh dày. Khi ngài nếm thử thì nhận thấy hương vị của chúng rất độc đáo, ăn không biết ngán, khác hẳn các thức ăn của các người con khác. Ngài tấm tắc khen ngợi và cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua Hùng Vương dùng bánh tét để dâng cúng tổ tiên. Dân chúng theo đó mà bắt chước. Ngài bèn truyền ngôi cho Lang Liêu.

Qua câu chuyện dân gian kể trên, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của vũ trụ quan và triết lý Trung Hoa vào tư duy của dân tộc ta trong khoảng thời gian sách Lĩnh Nam Chích Quái được viết. Thứ nhất là quan niệm hiếu đễ qua việc làm vừa lòng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Thứ nhì là triết lý thiên địa nhân qua biểu tượng tròn cho hình trời, vuông cho hình đất, và phần trong của bánh cho người. Chính vì được che chở bởi trời và đất ở bên ngoài, người xưa hiểu được vị trí khiêm tốn của con người trước trời và đất, và vì vậy, phải nương vào thiên nhiên để sống còn.

Sang đến ý nghĩa bánh tét, hình dáng của bánh không cho thấy một sự liên đới nào với hình trời hoặc hình đất của Đông phương. Điều này cho thấy sự chuyển hướng nhiều về con người như một trung tâm điểm, thay vì nương vào thiên nhiên để sống còn. Với những ai dám từ bỏ quê hương làng mạc, chắc chắn họ không phải là những người đi tìm sự che chở của thiên nhiên nơi một vùng đất xa xôi. Trái lại, họ chấp nhận đi về phương Nam để mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, tuy phải chấp nhận rủi ro, để đổi mệnh số. Sự kiện bánh tét chỉ xuất hiện trong một vài thế kỷ gần đây tại miền Trung và Nam cho thấy hình dạng của bánh có thể ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Chiêm Thành, qua biểu tượng của Linga, một sinh thực khí nam, yếu tố căn bản cho sự sáng tạo và trường tồn của giống nòi. Thực ra, sự sử dụng hình ảnh sinh thực khí nam để biểu tượng cho sự trường tồn không phải chỉ có riêng trong vùng văn hóa Chiêm Thành, mà còn được tôn sùng như một linh vật tại một số nơi tại miền Bắc Việt Nam. Nhà văn Toan Ánh cho biết cứ vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm, dân chúng làng Đông Kÿ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có tục rước sinh thực khí nam và nữ từ miếu về đình và ngược lại (Toan Ánh 1974, tr.241).

Một số giả thuyết cho sự thịnh hành của bánh tét

Bên cạnh giả thuyết hình dạng bánh tét đến từ biểu tượng của sinh thực khí nam, các đặc điểm như dễ làm, dễ di chuyển, và dễ treo cất trong vùng bị ngập lụt, làm cho bánh tét rất được ưa chuộng nơi những người đi khai phá đất mới trong thời kỳ Nam Tiến. Cũng có thể quân đội Tây Sơn đã sử dụng bánh tét, như một loại quân lương trong các cuộc hành quân lớn của họ. Về mặt ý thức hệ, các chúa Nguyễn đã sử dụng bánh tét thay cho bánh chưng, như một biểu tượng văn hóa cho xứ Đàng Trong trong cuộc chiến tranh với chúa Trịnh ờ xứ Đàng Ngoài. Một bằng chứng cho thấy ảnh hưởng lâu dài của ý thức hệ này là việc các chức sắc tại thành Nội Huế ngày nay vẫn bày bánh tét, thay vì bánh chưng, trên bàn thờ các tiên đế triều Nguyễn. Tương tự như việc làm của vua Hùng trong việc quảng bá bánh chưng, cũng có thể các chúa Nguyễn đã truyền dạy dân chúng xứ Đàng Trong tiến dâng bánh tét, thay cho bánh chưng lên tổ tiên.

Tóm lại, vị trí của bánh tét ngày nay trọn vẹn thay chỗ cho vị trí của bánh chưng trong sự đón Xuân của người miền Trung và Nam. Bên cạnh các ích lợi vật chất thực tiễn , bánh tét còn đi sâu vào tâm thức của người miền Nam, một phần vì nó là một công cụ của ý thức hệ mới, và một phần, nó thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên trong các ngày Tết.

Reference:

Toan Ánh 1974, Hội Hè Đình Đám (Quyển Hạ), Nhà Xuất Bản Sao Mai, Sài Gòn.

=======================================================


===============================================================

The position of tét cake in Central and Southern Vietnamese Culture

Nguyễn Kỳ Hưng

Introduction

Chưng cake and tét cake are the two most essential foods of Vietnamese in the Lunar New Year. According to ‘Lĩnh Nam Chích Quái’, a fifteenth century book, chưng cake was created in the reign of King Hùng VI, a legendary ruler, and has become a cultural symbol of Vietnam since that time. Historically, tét cake was derived from chưng cake. However, it has a smoother flavour as the Central and Southern Vietnamese add up coconut cream into the glutinous rice and the mung bean. While the shape of chưng cake is a square, the tét cake’s shape is a cylinder.

Currently, there are no satisfied explanations of the true meaning of ‘tét’ in tét cake. While some speculated that ‘tét’ is the modified word of ‘Tết’ (literally means ‘Lunar New Year’), as it is made for use in the Lunar New Year, others believed that ‘tét’ is the corrupt version of ‘toác’ (literally means ‘burst apart’), as users will have to split the wrapped banana leaves before eating it. Although no one is certain about the origin of meaning of ‘tét’, the more people try to speculate, the more the tét cake’s meaning becomes puzzled.

Representation of tét cake’s shape

Before we discuss its representation, it is necessary to summarize the story of chưng cake, as understanding the chưng cake’s representation can help speculate in what context, the tét cake was created. According to ‘Lĩnh Nam Chích Quái’, after defeating the Ân invaders King Hùng VI gathered all his sons and announced that he would make one of them his successor, if that person can offer his ancestors the most special and meaningful food for the Lunar New Year. Among his sons, Lang Liêu, the eighteenth prince, was the most devoted. He was very anxious after hearing the announcement, as he did not know what to do. One night, in his sleep, a fairy appeared and said he was deeply touched with Lang Liêu’s devotion and would like to help. He instructed Lang Liêu the way to make chưng cake and dày cake. From the appearance, the square shape of chưng cake represents for the earth, and the round shape of Dày cake symbolizes the heaven. After waking up, Lang Liêu was very happy and followed the fairy’s instruction. He made two unusual cakes for the competition. As King Hùng saw the two unusual cakes, he was curious and asked the idea behind the special shapes. Lang Liêu told his father what happened and explained the meaning of each cake. When King Hùng tasted the cakes, he found that their flavours were quite distinct from others, and decided Lang Liêu his successor. After that, King Hùng offered chưng cake and dày cake to his ancestors. All people in his kingdom followed the recipe, and the custom of ancestor offering has been passing on since that time.

At the time ‘Lĩnh Nam Chích Quái’ was compiled, Chinese philosophy had a profound influence on the Vietnamese thought, particularly with the concept of filial piety (through Lang Liêu’s attempt to please his parent and ancestors) and the trilogy concept of heaven, earth and human. In this concept, the round shape of dày cake represents for the heaven, the square shape of chưng cake symbolizes the earth and the inside of the cake represents human element. In this relationship, heaven and earth are regarded as human’s protectors and benefactors. Humans should realize their humble position and act accordingly to the course of nature for their own benefits.

In analysing tét cake’s representation, the cylinder shape of tét cake seems not to be relevant to the Chinese trilogy concept, in which heaven and earth are more influential. Conversely, tét cake shape indicates a vital shift from heaven and earth to humans. Humans were regarded as the center point because they had to count on themselves for survival. In the case of Vietnamese immigrants, they accepted the uncertainty of the isolated and unknown land in the South to exchange for a better life. If tét cake was only known in the seventeenth century in the Central and Southern Vietnam, it is likely that tét cake’s idea could come from Cham culture, specifically from the Linga image, a symbol of the reproductive force of life. In reality, the worship of Linga, in the form of a phallus is not only exclusive to the Cham culture. It is also considered a sacred object in other places of Vietnam. Toan Ánh (1974) indicates that villagers of Đông Kÿ village, Từ Sơn district, Bắc Ninh province, Vietnam still make a phallus and vagina procession on 06 January each Lunar Year (p.241).

Some assumptions for the popularity of tét cake

In addition to the supposition that the shape of tét cake is influenced by the Linga’s image, its characteristics such as easy to make, easy to carry around, and easy to store in the flooding area, are further reasons why tét cake was so popular among Central and Southern Vietnamese immigrants in the seventeenth century. Moreover, it could be an interesting assumption that Tây Sơn troops also used tét cakes during their major operations. In the ideological aspect, during the civil war with Trịnh lords, Nguyễn lords intentionally idolized tét cake as an substitute for chưng cake. Nowadays it is evident that Nguyễn lords’ ideology has been a lasting legacy, as devout monarchists in the Forbidden City of Hue still offer tét cakes to their deceased emperors.

In brief, tét cake has been able to replace chưng cake in the Lunar New Year celebration in the Central and the Southern Vietnam. In addition to its practical benefits, tét cake has been a vehicle of Nguyễn lords’ new ideology and because of that, it has been a part of Central and Southern Vietnamese’s cultural landscape.

Reference:

Toan Ánh 1974, Hội Hè Đình Đám (Quyển Hạ), Nhà Xuất Bản Sao Mai, Sài Gòn.

Submit a Comment